Đầu năm 2017, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân của Thủ đô cho rằng “loa phường đã hoàn thành sứ mệnh” và mạnh dạn đề xuất bỏ hệ thống loa phường. Nhiều người dân coi đây là một “tin vui” bởi những điểm bất cập mà phương thức truyền thanh này gây ra.

Mới đây, Hà Nội quyết định “hồi sinh” loa phường, căn cứ theo Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở 2022-2025 của thành phố. Với mục tiêu vận hành hệ thống loa phát thanh trên 579 xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn để đưa thông tin tới từng cụm dân cư, việc “hồi sinh” loa phường đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.

“Lịch sử” loa phường
Loa phường là hệ thống thông tin và giao tiếp diện rộng rất quan trọng trước thời internet. Loa phường còn có thể được xem là một biểu tượng văn hóa, là một biểu tượng đô thị.

 Loa phường gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân, từ thông tin lịch cúp nước cúp điện, ma chay hiếu hỉ, chỉ thị chính sách, tới những chương trình mang tính chất giải trí của Đài tiếng nói Việt Nam. Trong kỷ nguyên số 4.0 như hiện nay, loa phường dần bị thay thế và chỉ tồn tại số ít tại các vùng mà người dân chưa tiếp cận được với smartphone và internet.

Những ai ủng hộ việc “hồi sinh” loa phường?
Không thể phủ nhận những lợi ích mà loa phường lại, trong đó kể đến:

  • Tính phổ cập và khả năng truyền đạt thông tin diện rộng. Loa phường có thể được xem là “công cụ đắc lực” để tiết kiệm thời gian và công sức khi bộ phận quản lý phải đến từng hộ dân để phổ biến thông tin.
  • Tính chính thống cao, tránh tình trạng fake news (thông tin giả). Loa phường tạo cảm giác an tâm cho người dân trước tình trạng “quá tải thông tin”, “không biết đâu là thật” với những thông tin trên internet.
  • “Gần gũi” với phân khúc người cao tuổi, những đối tượng không sử dụng mạng xã hội, hay các ứng dụng như Zalo và việc đọc tin tức cũng không dễ dàng với họ.

Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, loa phường trở thành công cụ đắc lực để thông tin về dịch bệnh và các biện pháp chống dịch cũng như lịch tiêm chủng tới người dân.

Vậy tại sao phần đông phản đối sử dụng loa phường?

  • Đối với người trẻ, loa phường là phương thức truyền thanh “lỗi thời”, đi ngược thời đại. Với sự phát triển của các nền tảng nội dung hiện nay như Youtube, Spotify, và Tiktok, podcast đang là một xu hướng mới không chỉ đưa tin tức, mà còn cung cấp kiến thức thường thức và góc nhìn từ những cá nhân có uy tín. Với podcast, người trẻ có thể cập nhật tin tức mọi lúc, mọi nơi với đa dạng các chủ đề. 
  • Chất lượng âm thanh kém, ám ảnh tiếng ồn, ảnh hưởng tới cuộc sống của một bộ phận người dân. Thông thường, loa phường sẽ được phát vào lúc 6 giờ sáng mỗi ngày, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của một số người dân làm việc ca đêm và trở về nhà vào lúc rạng sáng. Chưa kể, đôi lúc vì sự cố nhiễu sóng dẫn đến chất lượng âm thanh tệ, loa bị rè, gây tiếng ồn khó chịu cho một bộ phận cư dân.
  • Thiếu tính linh hoạt, chỉ là phương thức giao tiếp một chiều. Việc loa phường phát thanh truyền thông tin vào thời gian và những mục nội dung cố định nhiều khi không phù hợp với hoàn cảnh tại thời điểm đó. Đã có trường hợp loa phường phát nhạc vui trong lúc hộ dân bên cạnh có đám tang.

Xã hội hiện nay phát triển với nhiều ngành nghề, mỗi người dân có lối sinh hoạt tách biệt hay đặc thù công việc khác nhau, loa phường chỉ phù hợp với thời đại bao cấp trước đây khi mà mọi người dân đều sinh hoạt và làm việc theo giờ giấc nhất định.

Hà Nội từng có loại loa truyền được lắp đến từng khu vực cư dân, nếu ai không muốn nghe có thể tắt. Người dân còn có thể chủ động đăng ký nếu muốn nghe đài phường, khi đó phường sẽ chủ động kéo loa vào tận khu vực gần hộ dân. Có ý kiến cho rằng nếu loa phường được “khôi phục” thì cần đảm bảo quyền lợi của cư dân là có muốn nghe hay không.

Vậy có biện pháp nào có thể thay thế?

Các thông tin liên quan đến phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng, nhận tiền trợ cấp, mất điện, mất nước tại các khu phố đều có thể được thông tin đến cư dân bằng ứng dụng trên điện thoại.

Cư dân hiện đại thời 4.0 chỉ cần một vài thao tác trên smartphone có kết nối Internet là có thể cập nhật được thông báo từ phường hay tổ dân phố nhanh chóng và chính xác nhất. Không những vậy, với ứng dụng như CyHome, cư dân hiện đại còn có thể gửi kiến nghị, yêu cầu tới chính quyền địa phương và lưu trữ các thông tin mình quan tâm. Đồng thời cũng giải quyết được những điểm bất cập của loa phường như:

  • Theo kịp thời đại kỹ thuật số 4.0, ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin để bảo mật liên tục, tính toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin cũng như tuân thủ pháp luật.
  • Đảm bảo quyền lợi của cư dân, không bị “quá tải thông tin” một cách thụ động, tra cứu, đọc và rà soát thông tin bất cứ khi nào cư dân muốn. 
  • “Điểm cộng” lớn nhất của ứng dụng cư dân này là “nâng cấp” phương thức giao tiếp một chiều thành hai chiều, cả bộ phận quản lý và cư dân đều có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng mà không sợ bị bỏ sót bất kỳ thông tin nào.

Hơn nữa, các ứng dụng cư dân hiện đại như 𝐂𝐲𝐇𝐨𝐦𝐞 hiện nay còn có thể tích hợp với các hệ thống mở rộng như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý an ninh,…Từ đó sẽ giúp giảm bớt “gánh nặng” cho chính quyền địa phương và góp phần nâng cao hơn nữa đời sống của cư dân.